Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Phát hiện hành tinh bằng kim cương to gấp 2 Trái đất

Các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy một hành tinh mới lấp lánh giống như một viên kim cương trên bầu trời.

Ảnh minh họa hành tinh 55 Cancri e.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Đại dương nước nằm rất sâu trên vệ tinh của sao Mộc

Trong tương lai, nếu các robot của loài người muốn tìm thấy nước ở dạng lỏng trên Europa, một vệ tinh của sao Mộc, chúng sẽ phải đào rất sâu.

Nghiên cứu mới cho thấy
Nghiên cứu mới cho thấy đại dương nằm cách bề mặt Europa tối thiểu 25 km. Ảnh: Livescience.
Klara Kalousova, một nhà khoa học của Đại học Nantes tại Pháp và Đại học Charles tại Czech, cùng các đồng nghiệp vừa hoàn thành một nghiên cứu về Europa, Livescience đưa tin.
Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình toán học để tính toán tính chất của nước và băng trong nhiều điều kiện khác nhau. Họ nhận thấy những khác biệt về độ nhớt và mật độ, cùng nhiều yếu tố khác, có thể khiến nước gần bề mặt Europa chảy xuống các lớp băng rất nhanh để tạo nên đại dương khổng lồ. Vì thế nước không thể nằm ngay sát bề mặt của Europa.
"Có thể một đại dương nước tồn tại trên Europa, song nó nằm khá sâu bên dưới bề mặt - khoảng 25 tới 50 km. Nước mới chỉ xuất hiện trên Europa từ vài chục nghìn năm trước - tương đương một cái chớp mắt so với lịch sử 4,5 tỷ năm của hệ Mặt Trời", Kalousova phát biểu.
Nhiều nhà khoa học tin rằng Europa, có đường kính khoảng 3.100 km, chứa một đại dương nước ngầm bên dưới lớp vỏ băng của nó. Mặc dù bề mặt Europa rất lạnh, phần vật chất bên dưới lớp vỏ vẫn tạo ra nhiệt nhờ lực hấp dẫn của sao Mộc.
Nước từng tạo nên sự sống trên địa cầu. Vì thế Europa là mục tiêu lý tưởng cho những nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất và trong Thái Dương Hệ trong tương lai.
Tuy nhiên, giới khoa học chưa hình dung được mức độ khó khăn trong việc phóng phi thuyền tới Europa để tìm kiếm đại dương ngầm, bởi họ không biết đại dương đó nằm ở độ sâu nào so với bề mặt. Một số nhà nghiên cứu đoán nước tồn tại vài km bên dưới bề mặt, song Kalousova khẳng định nước nằm sâu hơn thế.
Giới thiên văn cho rằng Europa không phải là vệ tinh tự nhiên duy nhất chứa nước trong hệ Mặt Trời. Callisto và Ganymede, hai vệ tinh khác của sao Mộc, và vệ tinh Enceladus của sao Thổ cũng có thể chứa nước.
Minh Long

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Chú mèo béo ú

Chú mèo béo ú thật dễ thương các bạn cùng xem nha.
Shironeko - Vua ngủ của loài mèo.

Shironeko là một em mèo đáng yêu sinh ngày 8 tháng 3 năm 2002 tại Nhật Bản và năm nay đã được 8 tuổi rồi. Chú mèo này nổi tiếng vì hình ảnh siêu đáng yêu của mình, lúc nào em mèo này cũng ngủ và ngủ, Shironeko có một thân hình béo ú và bộ lông trắng và nó có thể ngủ ở khắp mọi nơi từ trong nhà đến ngoài sân, thậm chí dù có đặt mọi thứ lên đầu Shironeko vẫn ngủ như thường.

Đặt cái gì lên người cũng mặc kệ nhé.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Cái giá của trường thọ

Các nhà khoa học cho rằng đã có thể tìm ra chìa khóa cho sự trường thọ ở nam giới, nhưng với cái giá quá đắt.

Tài liệu quý Yang-Se-Gye-Bo - Ảnh: Development Institute of Korean Arts Information

'Người lông lá' ẩn hiện liên tiếp tại Nga


Người dân Nga thấy nhiều sinh vật có hình dạng giống người tuyết, được cho là có bộ lông rậm, tại ba địa điểm ở phía tây nam vùng Siberia.
Sergei Adlyakov, một quan chức trong tỉnh Kemerovo cho biết, mấy ngày trước một nhân viên bảo vệ rừng đã thấy sinh vật giống người tuyết (yeti) trong vườn quốc gia Shorsky, huyện Tashtagolski, tỉnh Kemerovo, Siberian Times đưa tin.
“Sinh vật đó không giống gấu. Nó biến mất nhanh chóng sau khi làm gãy một số cành cây”, Adlyakov dẫn lời nhân viên bảo vệ rừng.
Hồi tháng 8, Vitaly Vershinin, một ngư dân, thấy hai sinh vật lạ gần làng Myski trong tỉnh Kemerovo.
“Trong lúc chèo thuyền trên sông, tôi nhìn vào bờ và thấy hai con vật giống gấu. Chúng đang uống nước. Khi thấy tôi, chúng đứng thẳng như người và bước về phía xa bờ sông. Tôi không đuổi theo chúng”, Vershinin kể.
Vị trí mà ngư dân Vitaly Vershinin thấy hai sinh vật giống người trên bờ sông gần làng Myski. Ảnh: Siberian Times.

Những chuyện chưa biết về cá sấu Xiêm khổng lồ

(VTC News) - Thực ra, cá sấu Xiêm chẳng phải loài gì xa lạ. Chúng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác, là cá sấu Campuchia, cá sấu Thái Lan, hay còn gọi phổ biến và giản đơn là cá sấu nước ngọt. Chúng có ở một số nước vùng Đông Nam Á, trong đó từng xuất hiện nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Mới đây, các nhà khoa học cả nước được dịp… buồn bã, những người yêu thiên nhiên được phen sững sờ, khi chú cá sấu khổng lồ, thường gọi là cá sấu Xiêm, chết nổi lềnh phềnh trên mặt hồ thủy điện Sông Ba, thuộc xã Ea Lâm (huyện Sông Hinh, Phú Yên). Điều đáng căm phẫn, là chú cá sấu vô tội ấy bị những kẻ săn bắt đánh bẫy, dùng dây thép thít cổ. Bọn săn trộm còn “cẩu thả” đến nỗi chẳng thèm đi thăm bẫy, để mặc chú cá quẫy đạp, rứt cả cọc cùng bẫy, chết chìm nghỉm dưới hồ, rồi nổi lềnh bềnh lên mặt nước.

Chú cá sấu Xiêm hoang dã bị giết hại ở Phú Yên. Ảnh Internet 

Địa điểm xây Sông Tranh 2 là sai lầm ?

Xây dựng trên nền móng granite yếu, có khả năng trượt lở đất mạnh , nứt đất khi động đất mạnh xảy ra. Đó là nguy cơ ở thủy điện Sông Tranh 2 mà nghiên cứu do GS Cao Đình Triều làm chủ biên, công bố sáng qua 3.10 đã chỉ rõ.
  
Các nhà khoa học đề xuất hợp tác quốc tế để tiếp tục nghiên cứu động đất tại Sông Tranh 2 - Ảnh: Hoàng Sơn