Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Phát hiện hành tinh bằng kim cương to gấp 2 Trái đất

Các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy một hành tinh mới lấp lánh giống như một viên kim cương trên bầu trời.

Ảnh minh họa hành tinh 55 Cancri e.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Đại dương nước nằm rất sâu trên vệ tinh của sao Mộc

Trong tương lai, nếu các robot của loài người muốn tìm thấy nước ở dạng lỏng trên Europa, một vệ tinh của sao Mộc, chúng sẽ phải đào rất sâu.

Nghiên cứu mới cho thấy
Nghiên cứu mới cho thấy đại dương nằm cách bề mặt Europa tối thiểu 25 km. Ảnh: Livescience.
Klara Kalousova, một nhà khoa học của Đại học Nantes tại Pháp và Đại học Charles tại Czech, cùng các đồng nghiệp vừa hoàn thành một nghiên cứu về Europa, Livescience đưa tin.
Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình toán học để tính toán tính chất của nước và băng trong nhiều điều kiện khác nhau. Họ nhận thấy những khác biệt về độ nhớt và mật độ, cùng nhiều yếu tố khác, có thể khiến nước gần bề mặt Europa chảy xuống các lớp băng rất nhanh để tạo nên đại dương khổng lồ. Vì thế nước không thể nằm ngay sát bề mặt của Europa.
"Có thể một đại dương nước tồn tại trên Europa, song nó nằm khá sâu bên dưới bề mặt - khoảng 25 tới 50 km. Nước mới chỉ xuất hiện trên Europa từ vài chục nghìn năm trước - tương đương một cái chớp mắt so với lịch sử 4,5 tỷ năm của hệ Mặt Trời", Kalousova phát biểu.
Nhiều nhà khoa học tin rằng Europa, có đường kính khoảng 3.100 km, chứa một đại dương nước ngầm bên dưới lớp vỏ băng của nó. Mặc dù bề mặt Europa rất lạnh, phần vật chất bên dưới lớp vỏ vẫn tạo ra nhiệt nhờ lực hấp dẫn của sao Mộc.
Nước từng tạo nên sự sống trên địa cầu. Vì thế Europa là mục tiêu lý tưởng cho những nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất và trong Thái Dương Hệ trong tương lai.
Tuy nhiên, giới khoa học chưa hình dung được mức độ khó khăn trong việc phóng phi thuyền tới Europa để tìm kiếm đại dương ngầm, bởi họ không biết đại dương đó nằm ở độ sâu nào so với bề mặt. Một số nhà nghiên cứu đoán nước tồn tại vài km bên dưới bề mặt, song Kalousova khẳng định nước nằm sâu hơn thế.
Giới thiên văn cho rằng Europa không phải là vệ tinh tự nhiên duy nhất chứa nước trong hệ Mặt Trời. Callisto và Ganymede, hai vệ tinh khác của sao Mộc, và vệ tinh Enceladus của sao Thổ cũng có thể chứa nước.
Minh Long

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Chú mèo béo ú

Chú mèo béo ú thật dễ thương các bạn cùng xem nha.
Shironeko - Vua ngủ của loài mèo.

Shironeko là một em mèo đáng yêu sinh ngày 8 tháng 3 năm 2002 tại Nhật Bản và năm nay đã được 8 tuổi rồi. Chú mèo này nổi tiếng vì hình ảnh siêu đáng yêu của mình, lúc nào em mèo này cũng ngủ và ngủ, Shironeko có một thân hình béo ú và bộ lông trắng và nó có thể ngủ ở khắp mọi nơi từ trong nhà đến ngoài sân, thậm chí dù có đặt mọi thứ lên đầu Shironeko vẫn ngủ như thường.

Đặt cái gì lên người cũng mặc kệ nhé.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Cái giá của trường thọ

Các nhà khoa học cho rằng đã có thể tìm ra chìa khóa cho sự trường thọ ở nam giới, nhưng với cái giá quá đắt.

Tài liệu quý Yang-Se-Gye-Bo - Ảnh: Development Institute of Korean Arts Information

'Người lông lá' ẩn hiện liên tiếp tại Nga


Người dân Nga thấy nhiều sinh vật có hình dạng giống người tuyết, được cho là có bộ lông rậm, tại ba địa điểm ở phía tây nam vùng Siberia.
Sergei Adlyakov, một quan chức trong tỉnh Kemerovo cho biết, mấy ngày trước một nhân viên bảo vệ rừng đã thấy sinh vật giống người tuyết (yeti) trong vườn quốc gia Shorsky, huyện Tashtagolski, tỉnh Kemerovo, Siberian Times đưa tin.
“Sinh vật đó không giống gấu. Nó biến mất nhanh chóng sau khi làm gãy một số cành cây”, Adlyakov dẫn lời nhân viên bảo vệ rừng.
Hồi tháng 8, Vitaly Vershinin, một ngư dân, thấy hai sinh vật lạ gần làng Myski trong tỉnh Kemerovo.
“Trong lúc chèo thuyền trên sông, tôi nhìn vào bờ và thấy hai con vật giống gấu. Chúng đang uống nước. Khi thấy tôi, chúng đứng thẳng như người và bước về phía xa bờ sông. Tôi không đuổi theo chúng”, Vershinin kể.
Vị trí mà ngư dân Vitaly Vershinin thấy hai sinh vật giống người trên bờ sông gần làng Myski. Ảnh: Siberian Times.

Những chuyện chưa biết về cá sấu Xiêm khổng lồ

(VTC News) - Thực ra, cá sấu Xiêm chẳng phải loài gì xa lạ. Chúng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác, là cá sấu Campuchia, cá sấu Thái Lan, hay còn gọi phổ biến và giản đơn là cá sấu nước ngọt. Chúng có ở một số nước vùng Đông Nam Á, trong đó từng xuất hiện nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Mới đây, các nhà khoa học cả nước được dịp… buồn bã, những người yêu thiên nhiên được phen sững sờ, khi chú cá sấu khổng lồ, thường gọi là cá sấu Xiêm, chết nổi lềnh phềnh trên mặt hồ thủy điện Sông Ba, thuộc xã Ea Lâm (huyện Sông Hinh, Phú Yên). Điều đáng căm phẫn, là chú cá sấu vô tội ấy bị những kẻ săn bắt đánh bẫy, dùng dây thép thít cổ. Bọn săn trộm còn “cẩu thả” đến nỗi chẳng thèm đi thăm bẫy, để mặc chú cá quẫy đạp, rứt cả cọc cùng bẫy, chết chìm nghỉm dưới hồ, rồi nổi lềnh bềnh lên mặt nước.

Chú cá sấu Xiêm hoang dã bị giết hại ở Phú Yên. Ảnh Internet 

Địa điểm xây Sông Tranh 2 là sai lầm ?

Xây dựng trên nền móng granite yếu, có khả năng trượt lở đất mạnh , nứt đất khi động đất mạnh xảy ra. Đó là nguy cơ ở thủy điện Sông Tranh 2 mà nghiên cứu do GS Cao Đình Triều làm chủ biên, công bố sáng qua 3.10 đã chỉ rõ.
  
Các nhà khoa học đề xuất hợp tác quốc tế để tiếp tục nghiên cứu động đất tại Sông Tranh 2 - Ảnh: Hoàng Sơn

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Nhiều loài mới lộ diện trong 'thiên đường' ở Nam Mỹ

Các nhà khoa học phát hiện hàng loạt loài mới trong một khu bảo tồn được mệnh danh là "thiên đường của đa dạng sinh học" tại Peru.

Khỉ đêm là một trong 8 loài động vật có vú mà các nhà khoa học Mexico và Peru phát hiện trong quá trình khảo sát khu bảo tồn quốc gia Tabaconas Namballe của Peru từ năm 2009 tới năm 2011. Nhưng mãi gần đây họ mới công bố những loài mới mà họ tìm thấy trong chuyến khảo sát.
Một loài chuột túi với chiếc đuôi dài và mũi nhọn. Trước đó giới khoa học mới chỉ biết ba loài chuột túi trên thế giới.
Con vật trong ảnh là đại diện của một loài nhím mới
Con vật trong ảnh là đại diện của một loài nhím mới có thân dài hơn hẳn những loài nhím khác.
Loài chuột trong ảnh sở hữu cặp tai nhỏ tới mức con người hầu như không thể biết chúng nằm ở vị trí nào. Ngoài ra mắt của chúng cũng nhỏ. Côn trùng là thức ăn chủ yếu của chúng.
Rừng
Giới khoa học gọi khu bảo tồn quốc gia Tabaconas Namballe là "thiên đường của đa dạng sinh học" bởi nó là nơi trú ngụ của ít nhất 85 loài động vật có vú, 326 loài chim, 23 loài động vật bò sát và lưỡng cư. Có thể những con số này sẽ tăng trong quá trình khảo sát của các nhà khoa học. Với diện tích chừng 28.000 hecta, khu bảo tồn có nhiều sinh cảnh - từ rừng nhiệt đới tới vùng đồng cỏ.
Minh Long (Ảnh: Alexander Pari)

Cảnh đẹp thiên nhiên trong tuần

Loài chim đặc hữu của tiểu lục địa Ấn Độ, thung lũng hoa anh túc cùng với hải quỳ và san hô biển sặc sỡ là những bức ảnh đẹp về thiên nhiên tuần qua.

Hoa anh túc xanh trong công viên quốc gia “Thung lũng hoa” trên dãy Himalaya, quận Chamoli, Ấn Độ. Thung lũng hẻo lánh này nổi tiếng với những cánh đồng hoa trên núi cao, trải dài trên diện tích 87,5 km2. Với hơn 300 loài hoa, thung lũng trên được công nhận là một công viên quốc gia vào năm 1982 và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1988. Ảnh: EPA.  
Thêm chú thích
Bướm Peacock Pansy ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: EPA.
Con chim ruồi đậu trên một nhánh cây ở hòn đảo Robinson Crusoe, Fiji. Ảnh: AP. 
Loài chim hút mật với bộ lông sặc sỡ đủ màu tía, hạt dẻ, xanh. Đây là loài đặc hữu của tiểu lục địa Ấn Độ. Ảnh: Cobis.
Nấm mọc chi chít trên một thân cây gãy trong công viên quốc gia “Thung lũng hoa”. Ảnh: EPA.
.
Một con tôm sống cộng sinh trong một đám hải quỳ rực rỡ sắc màu. Ảnh: Flickr.
Tuyết Mai

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

2030: 100 triệu người chết vì biến đổi khí hậu

Nếu thế giới thất bại trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, hơn 100 triệu người sẽ chết và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể khiến 100 triệu người chết từ nay cho đến năm 2030.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Siêu núi lửa Hong Kong

Phát hiện siêu núi lửa ở Hồng Kông

(TNO) Các nhà địa chất học Hồng Kông (Trung Quốc) tuyên bố đã xác định được vị trí của một siêu núi lửa nằm trên đặc khu này.

Đây cũng là phát hiện đầu tiên về siêu núi lửa ở miền đông nam Trung Quốc, theo Tân Hoa xã.
Cục Phát triển và Công trình Dân sự cho biết siêu núi lửa nằm ở khu vực đông nam Hồng Kông, siêu núi lửa cổ đại nằm nghiêng 30 độ và có đường kính nguyên thủy vào khoảng 18 km.
Siêu núi lửa ở Hồng Kông
Dân Hồng Kông bất ngờ với thông tin siêu núi lửa - Ảnh: Reuters
Các chuyên gia cho rằng nó giống trường hợp của hõm chảo núi lửa đã sụp đổ, tạo nên miệng núi lửa Taal ở Philippines, cũng như các núi lửa Tambora và Krakatoa ở Indonesia, nhưng với kích thước lớn hơn gấp nhiều lần.
Để được liệt vào dạng siêu núi lửa, nó phải có khả năng phun hơn 1.000 km3 tro cho mỗi lần thức dậy, theo Denise Tang của Cục Phát triển và Công trình Dân sự Hồng Kông.
Hiện có khoảng 50 siêu núi lửa được ghi nhận trên Trái đất.
Trong trường hợp ở Hồng Kông, lần hoạt động cuối cùng của siêu núi lửa này diễn ra cách đây 140 triệu năm.
Phi Yến

Siêu núi lửa

Ke huy diet năm 2012 khong phai Siêu núi lửa

Siêu núi lửa "tạm tha" thế giới năm 2012

(TNO) Đối với những ai quá ám ảnh bởi lời tiên tri tận thế vào năm 2012, hãy tạm yên lòng vì kẻ hủy diệt địa cầu sẽ không phải là các siêu núi lửa.
Tin đồn ngày tận thế sẽ rơi vào năm 2012 đã kích hoạt một loạt các suy đoán đầy sức tưởng tượng sống động về những nguyên nhân có thể quét sạch bề mặt hành tinh chúng ta, như bão mặt trời bùng nổ, hai từ trái đất đảo cực, sự sống dậy của một trong các siêu núi lửa.
Trong số đó, viễn cảnh về sự hoạt động trở lại của siêu núi lửa có vẻ có thể xảy ra nhất, nếu một ngày lớp vỏ trái đất có thể chuyển động mạnh một lần nữa thì sao?
 
Siêu núi lửa nếu hoạt động sẽ không “hiền” như thế này - Ảnh: Lombokmarine.com
Tuy nhiên, giới khoa học trấn an rằng chẳng biết trong tương lai xa như thế nào, nhưng một điều chắc chắn là các siêu núi lửa sẽ vẫn ngoan ngoãn ngủ yên trong năm 2012.
Hậu quả thảm khốc
Cơn thịnh nộ của siêu núi lửa được tiên đoán sẽ vượt quá bất cứ số liệu nào từng được ghi nhận trên trái đất, với lượng tro và mắc-ma cao gấp hàng ngàn lần so với đợt phun trào dữ dội nhất mà con người từng chứng kiến.
Theo các nhà khoa học, nếu có thể so sánh, hoạt động của siêu núi lửa có hậu quả tương tự như một thiên thạch có đường kính trên 1,6km đâm vào trái đất. Kết quả là hàng triệu người có thể thiệt mạng, phá vỡ các hệ sinh thái và khí hậu địa cầu do tro bụi tạo thành các lớp mây dày ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất.
Lần hoạt động lớn nhất, và cũng được cho là gần đây nhất trong vòng 25 triệu năm qua được xác định xảy ra tại đỉnh Toba ở Sumatra cách đây khoảng 74.000 năm. Các nhà khoa học cho hay Toba phun ra một lượng mắc-ma lên đến 2.800 km3, kèm theo một lớp tro dày bao phủ toàn bộ Nam Á.
Hiện có hơn một chục siêu núi lửa trên thế giới, một số nằm dưới đáy biển. Giữa nước Mỹ cũng có một siêu núi lửa đang ngự trị bên dưới. Lần phun trào gần đây nhất tại khu vực núi lửa phía dưới công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ) đã tạo nên một hố sâu hình bầu dục diện tích 64x40 km.
Xác suất cực thấp
Có chứng cứ cho thấy hoạt động núi lửa tại Yellowstone dần dần sẽ dẫn đến một vụ phun trào khủng khiếp, có thể phủ 1 lớp tro dày đến 1m khắp phân nửa lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, các chuyên gia đồng ý rằng các đợt phun trào như vậy cực hiếm, và xác suất xảy ra rất thấp.
Tổng cộng, giới địa chất học xác định được tàn tích của khoảng 50 lần phun trào siêu khủng khiếp. Nhưng phải mất khoảng 700.000 năm mới diễn ra một lần, theo tính toán của các chuyên gia.
Các nhà khoa học thường xuyên theo dõi các hoạt động núi lửa trên thế giới, và hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm xảy ra một lần hoạt động của siêu núi lửa, theo OurAmazingPlane dẫn lời chuyên gia về khí hậu Drew Shindell của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard thuộc NASA.
Hạo Nhiên

Một tế bào lão hóa có thể lây lan cả bộ não

Theo một nghiên cứu mới của Anh, các tế bào não cũng trải qua quá trình lão hóa tương tự như các tế bào da: 1 tế bào lão hóa sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều “hàng xóm” của nó.

Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện, các nơron thần kinh lão hóa trong bộ não chuột sản sinh ra nhiều chất, bao gồm các gốc tự do và những phân tử khác, vốn có thể thúc đẩy sự viêm sưng và thay đổi ADN, gây nguy cơ tổn hại đến các tế bào lân cận.


Sinh vật biển khổng lồ

Hình ảnh con sứa và con mực ống khổng lồ là hai trong số nhiều hình ảnh ấn tượng trong bộ sưu tập những bức ảnh hiếm hoi dưới đáy đại dương, được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Bob Cranston, đến từ California, Mỹ.

Bob Cranston bắt đầu những cuộc phiêu lưu dưới đáy biển từ khi mới 13 tuổi và có khoảng 2 năm sống trên tàu buôn cá tại bờ biển California.
Mặc dù làm công việc chính của Cranston là cố vấn cho Hải quân Mỹ nhưng ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nhiếp ảnh dưới đáy đại dương và đã dành được 7 giải thưởng truyền hình Emmy uy tín trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình.
Dưới đây là một số bức ảnh ấn tượng trong những chuyến phiêu lưu đáy biển của nhiếp ảnh gia Bon Cranston:

Con sứa khổng lồ biển California, Thái Bình Dương có kích thước gấp đôi chiều cao của người đàn ông trưởng thành với những chiếc xúc tua nguy hiểm.
Con sứa khổng lồ biển California, Thái Bình Dương có kích thước gấp đôi
chiều cao của người đàn ông trưởng thành với những chiếc xúc tua nguy hiểm.


Siêu núi lửa

Dự đoán "cơn tỉnh giấc" của siêu núi lửa Yellowstone

Giới khoa học không ngừng để mắt đến Yellowstone, với hy vọng có thể dự đoán được hoạt động tương lai của nó - Ảnh: AFP 

(TNO) Dù có vẻ vẫn đang say ngủ, siêu núi lửa Yellowstone (Mỹ) có thể phun trào dung nham trong tương lai, và các nhà khoa học đang nỗ lực cải thiện khả năng dự đoán khi nào Yellowstone thức giấc.

Lố xoáy lửa

Một nhà làm phim đã ghi lại hình ảnh trận lốc xoáy lửa hiếm gặp có độ cao tới 30 m ở khu vực hẻo lánh tại Australia hôm 17/9.


Chris Tangey, 52 tuổi, ghi lại cảnh tượng khi ông đang tìm kiếm địa điểm cho bộ phim mới ở thành phố Alice Springs, Australia.